Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 10-5-2017] Thuận theo việc thời gian được kéo dài, trong đội ngũ tu luyện Đại Pháp, có người có thể theo kịp tiến trình Chính Pháp, cũng có người không theo kịp, rớt xuống, buông lơi, rớt lại phía sau, trốn tránh, tất cả đều có, những sự việc này cũng là bình thường. Vì thời gian chính là khảo nghiệm, thời gian cũng có thể thành tựu người, cũng có thể đào thải người.

Đáng tiếc là, có những người đã từng dưới áp lực mạnh mẽ của cuộc đàn áp mà kiên định tu luyện Đại Pháp, đã bước qua rồi, nhưng khi hoàn cảnh buông lỏng lại dừng lại không bước tiếp nữa, chạy ngược lại. Họ ngày càng xa rời tu luyện Đại Pháp, cũng chính là ngày càng rời xa ngôi nhà Thiên quốc của mình, rời xa thệ ước của bản thân, rời xa chỉ dẫn của Sư phụ, rời xa Thần vị. Trong mắt của Thần, nếu như cơ hội lần này qua đi, hồi Thiên gần như là vô vọng, bởi vậy cần cảnh giác với tâm an dật đang huỷ diệt người tu luyện, mỗi người tu luyện Đại Pháp cần coi trọng vấn đề này.

Biểu hiện tại thế gian là, có đồng tu năm ấy tới Bắc Kinh chứng thực Đại Pháp, nhìn qua cửa xe có thể thấy bên ngoài Thần Phật đi theo hộ tống, nhưng bây giờ đã trở thành một người bảo mẫu; đi chợ, nấu cơm, trông cháu là ba việc phải làm mỗi ngày, sức khỏe không tốt. Có vị từng học Pháp rất chăm chỉ không rời cuốn sách, bây giờ thì dành thời gian đi bộ, trồng hoa, đi du lịch. Có vị đã từng dậy sớm thức khuya luyện công, bây giờ lại học Pháp một cách khó khăn, lúc luyện công thì ngủ gật, ngủ sớm dậy trễ, tóc chuyển sang bạc. Có vị đã từng tổ chức luyện công hàng ngày cho mọi người, về sau chính bản thân không học Pháp không luyện công nữa, sau đó đã bị mù.

Trong thời khắc then chốt vũ trụ Chính Pháp, trong thời kỳ chúng sinh vô cùng nguy nan, đệ tử Chính Pháp vì bản thân không tinh tấn, có vị mất đi nhục thân, cũng vĩnh viễn mất đi cơ hội cùng Sư phụ Chính Pháp, mất đi cơ hội cùng trở về nhà. Có vị không tu nữa, trong Chính Pháp thế giới của vị đó cũng không cách nào canh tân được. Những vị này đối với những việc làm của bản thân đều kiên quyết bào chữa rằng phải phù hợp với trạng thái của người thường, không thể chặt chẽ quá, tu Phật là làm giàu hay sao.

Thực ra, không tinh tấn chính là huỷ đi Thần, huỷ đi chúng sinh, huỷ đi thế giới.

1. Vì sao lại buông lơi

Lý do thứ nhất là mục tiêu không rõ ràng, thiếu động lực tiến về phía trước.

“Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ. Sư phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt xuống.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính PhápTinh Tấn Yếu Chỉ 2).

Một đệ tử Đại Pháp tu luyện không tốt, những gì bị huỷ đi là cả một thế giới, một lượng lớn chúng sinh. Chỉ có hiểu rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, mới có thể biết phải làm gì, mới có thể làm tốt việc đó. Do đó nhất thiết phải hiểu rõ trách nhiệm “nhất hủy giai hủy, nhất vinh giai vinh”.

Nửa tin nửa ngờ, dần dần rời xa. Tu luyện đến ngày nào sẽ kết thúc, kết quả tu luyện có thể thành Phật không? Những người như vậy rất nhiều. Bởi vì thành tích tu luyện sờ không được, nhìn không thấy, nên có người liền nửa tin nửa ngờ, bán tin bán nghi, không tin không tu nữa. Kỳ thực càng không học Pháp thì càng không hiểu rõ được, không theo kịp tiến trình Chính Pháp, làm thế nào có thể tin đây? Rất nhiều đồng tu hạ quyết tâm, giữ vững niềm tin, giữ vững tu luyện, kiên trì 20 năm không hoài nghi, không hối tiếc, không bỏ cuộc, bản thân cảm nhận được hồng ân của Phật Pháp, dù đuổi như thế nào vị đó cũng không rời đi, bởi vì có niềm tin trong thâm tâm. Tu luyện lấy tín làm khởi điểm, dùng tín để kiểm nghiệm, lấy tín làm đích. Không ngừng phủ nhận, bài trừ, thanh lý quan niệm hoài nghi, bởi vì nghi ngờ, không tin, không muốn tu cũng là tâm an dật quấy phá, phải chuyển biến nửa tin nửa ngờ thành kiên trì tin tưởng không nghi ngờ, mới có thể tu.

Ngoài ra còn có thái độ không nghiêm túc, yêu cầu không nghiêm khắc. Con người là càng ăn càng thèm, càng ngủ càng lười, càng thoải mái càng muốn thoải mái.

“Mà càng nới lỏng thì áp lực càng giảm bớt đi, áp lực giảm nhỏ liền dễ sản sinh một loại ‘an dật tâm’, muốn thoải mái hơn một chút, muốn buông lỏng một chút, muốn hoà hoãn giải toả một chút. Trên thực tế, cuộc sống của đệ tử Đại Pháp và sự tu luyện là tựa như một mắt xích cùng với một mắt xích gắn chặt với nhau; mọi người buông lỏng với tự mình, trên thực tế chính là buông lỏng tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009).

Thái độ, cử chỉ, lời nói và việc làm của người tu luyện, tất cả đều phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, hễ buông lỏng thì sẽ lẫn lộn với người thường, trường kỳ như vậy thì không phải là người tu luyện nữa. Phải ghi nhớ:

“nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình! Nếu không thì không phải đệ tử của tôi” (Nguyên tắc của đệ tử xuất giaTinh Tấn Yếu Chỉ).

2. An dật sẽ dẫn đến huỷ diệt

Sắc dục là tử quan, an dật sẽ huỷ hoại con người. Hoà thượng Biện Cơ triều đại nhà Đường, từ nhỏ đã rất chăm học, khí chất phi phàm, 15 tuổi đã xuất gia. Ông trợ giúp pháp sư Huyền Trang biên dịch kinh Phật, kiến thức uyên bác, kinh nghiệm phong phú, vì trợ giúp Huyền Trang biên soạn cuốn sách “Đại Đường Tây vực ký” mà nổi tiếng. Có ghi chép rằng sau này vì cất giữ chiếc gối ngọc do công chúa Cao Dương tặng mà mối quan hệ bị bại lộ, Đường Thái Tông nghi ngờ Cao Dương công chúa quan hệ bất chính với hoà thượng, tức giận hạ chỉ xử tử Biện Cơ, Biện Cơ bị trảm ngang lưng.

Y bát truyền nhân mà Huyền Trang từng phó thác kỳ vọng, vì vướng vào tình sắc mà trong chốc lát đã bị huỷ hoại, bài học giáo huấn này chính là lời cảnh tỉnh rằng tình sắc là lưỡi đao đặt trên đầu. Biện Cơ cất giữ chiếc gối ngọc mà bị trảm ngang lưng, còn bây giờ có những người vẫn tiếp tục phạm sai lầm trong mối quan hệ nam nữ, vậy đáng tội gì, chúng ta nên làm gì đây, chính là nên hành xử cho đúng mực.

Đối với người tu đạo mà nói, học thức, năng lực, công đức đều không bằng coi trọng thủ giới, thủ giới là việc quan trọng hàng đầu, phá giới chính là tự huỷ hoại mình. Người tu luyện cũng có phần con người, cũng có dục vọng, nếu không khống chế dục vọng, thì có thể bị dục vọng thao túng, làm ra sự tình thương thiên hại lý, không bằng cầm thú.

Người tu luyện nên là tấm gương đạo đức cho người thường, bản thân bất chính, nói gì đến việc cứu độ chúng sinh đây? Phạm sắc giới, trong thời xưa có thể bị xử cực hình. Trong biển dục, tâm có thể thanh tịnh như hoa sen hay không, cũng là khảo nghiệm tối hậu đối với mỗi người tu luyện.

“Hỡi các đệ tử Đại Pháp, sắc dục là ‘tử quan’ của người tu luyện mà tôi đã giảng ngay từ đầu rồi, [ấy là] bị cái tình của người thường lôi kéo quá mạnh, quá ghê gớm. Ngay cả một chút việc đó thôi mà cũng không thể tự thoát ra được, xem ra thời đầu cựu thế lực là đưa những [người] như thế vào nhà tù của [Trung Quốc] Đại Lục rồi thì mới có thể sửa, phải vậy không? Trong hoàn cảnh khốc liệt như thế để xem chư vị còn như thế nào. Phải chăng an nhàn quá thì mới như thế? Vậy những [ai] không bỏ cái tâm ấy mà lại tìm cớ thì đều đang tự lừa mình dối người, [chứ] tôi chưa từng làm an bài đặc biệt gì cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc năm 2004).

Có những người kiêu ngạo lười biếng, bỏ cuộc giữa chừng. Chúng ta đều đã biết câu chuyện “Thỏ và rùa”. Thỏ và rùa cùng xuất phát, thỏ cười nhạo rùa bò quá chậm, tự cho rằng mình ngủ một giấc rồi chạy đuổi theo vẫn kịp, cũng vẫn dễ dàng chiến thắng. Tuy nhiên khi thỏ tỉnh lại thì cuộc thi đã kết thúc, tất cả đều đã quá muộn. Người đang đạt được thành tích nhất định, khi có được chút tán dương, trong hoàn cảnh buông lỏng, thì kiêu ngạo, phóng túng, uể oải, v.v., ma tính sẽ tăng lên gấp bội. Nếu không kiềm chế lại, nó sẽ tiếp tục bành trướng, sẽ gặp phải nguy hiểm.

Có đồng tu sau khi nghe diễn giảng loạn Pháp, liền tự cho mình là thành Phật rồi, cũng không cần tu nữa. Từ nay trở đi không học Pháp nữa, không phát chính niệm và giảng chân tướng nữa. Vị đồng tu này với con thỏ trong câu chuyện “Thỏ và rùa“ có giống nhau không?

“Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, huỷ [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính.” (Chuyển Pháp Luân)

Ngạo mạn, lười biếng, phóng túng, v.v., đều là bất chính, đều có thể dẫn đến tự tâm sinh ma, chệch đường, lạc đường, huỷ hoại đến đáy. Hãy nhớ rằng: kẻ thù lớn nhất của tu Đạo chưa bao giờ là ma quỷ bên ngoài, mà vĩnh viễn là tâm ma của bản thân.

Ngoài ra còn có người buông lỏng, lười biếng, dần dần rời xa. Có vị đồng tu ở Thiên An Môn đường đường chính chính căng tấm biểu ngữ, làm tài liệu giảng chân tướng tâm không chút sợ hãi. Cũng là vị đồng tu này về sau trở thành bảo mẫu, buông lơi tinh tấn, sau đó còn uống các loại thuốc bổ, Tây dược, Trung dược đều uống cả, đã uống rất nhiều thuốc, mở miệng ngậm miệng đều là thuốc. Trồng cây, khám bệnh, trông cháu, chơi điện thoại, xem TV là những việc làm hàng ngày, phân tán thể lực, tinh lực, làm tiêu mòn tín niệm, ý chí. Trong lúc không để ý có thể dễ dàng quay về làm người thường.

Bà từng mang ít nhân tâm, chính niệm mạnh, trạng thái tốt, hiện nay học Pháp ít, chính niệm yếu, người không khỏe. Bà từng nằm mộng được đề tên trên bảng vàng, tên của bà xếp hàng đầu, đó có thể là quả vị của bà. Đáng tiếc là, trạng thái buông lỏng đã kéo dài 10 năm rồi, đời người liệu có mấy thập kỷ đây? Những đồng tu như vậy xung quanh chúng ta không phải là ít, mà chỗ nào cũng có. Chúng ta có trách nhiệm đi thức tỉnh họ, cùng học Pháp với họ, chia sẻ thể ngộ, dắt tay nhau cùng tinh tấn. Có đồng tu thọ mệnh đã đến, lại không nắm thời cơ tu luyện, nghiện chơi trò chơi, vài năm sau đã chết vì bệnh trướng gan; có vị cứ bận buôn bán làm ăn, mắc bệnh ung thư tạ thế rồi; có vị tính khí nóng nảy trường kỳ không thay đổi, mắng người không ngừng, mắc bệnh nan y ra đi rồi.

3. Trân quý và tinh tấn

Đầu tiên, phải trân quý cơ duyên tu luyện khó đắc. Sư phụ nhiều lần đã giảng Pháp lý cơ duyên tu luyện khó đắc. Một người đi vào tu luyện, có thể là ở kiếp trước đã phát nguyện vô số lần, trải qua vô số đời kính phụng Thần Phật, trải qua vô số lần khảo nghiệm, kiếp này mới có cơ hội được đắc Pháp. Cùng theo chúng ta xuống đây, có hộ Pháp và cũng có yêu ma. Yêu ma lúc nào cũng nhìn chằm chằm, thừa cơ mà vào, muốn huỷ chúng ta trong nháy mắt. Cho nên phải luôn luôn nghĩ đến cơ duyên khó được, phải trân quý chính mình, trân quý thời gian, trân quý tu luyện.

Tiếp theo, phải phân biệt rõ Phật tính và ma tính. Có đồng tu cả ngày ôm cuốn sách và đọc, nhưng từ đầu tới cuối không phân rõ được Phật tính và ma tính, không hiểu nổi chính niệm và nhân tâm, không biết chuyện gì nên làm chuyện gì không nên làm, tu rất hồ đồ. Kỳ thực nguyên nhân căn bản vẫn là vấn đề học Pháp.

“Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ. Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.” (Phật tính và ma tínhTinh Tấn Yếu Chỉ).

Pháp lý đã viết rành mạch, nói rất rõ ràng, hy vọng đồng tu có thể học thuộc kinh văn “Phật tính và ma tính”, đối chiếu Pháp lý mà tu bỏ đi ma tính.

Còn cần kiên định khống chế ma tính, phân biệt rõ chính tà, thanh trừ ma tính. Phải dũng cảm quyết đoán, không chừa manh giáp, không thể làm hời hợt. Lúc suy nghĩ buông lỏng, quan niệm muốn an dật vừa mới lộ diện, phải kiên quyết thanh trừ, bài xích nó, phủ định nó, quan niệm bất chính xuất hiện cái nào thanh trừ cái đó, dần dần sẽ thanh trừ tâm an dật.

Sư phụ giảng:

“cầu những gì là chư vị tự quyết định, người thường đều có ma tính và Phật tính, tư tưởng hễ không đúng đắn thì ma tính sẽ khởi tác dụng.” (Pháp địnhTinh Tấn Yếu Chỉ).

Nếu như chúng ta không chế ngự nó thì cũng bằng với thừa nhận ma tính , tiếp nhận sự thao túng của ma tính, sẽ buông lơi tinh tấn, tất sẽ dẫn đến thân thể không khỏe, xuất hiện mâu thuẫn, mất tín tâm.

Còn cần tự giác, nghiêm khắc. Cần khởi tâm động niệm hạ quyết tâm. Thường xuyên tự mình định ra mục tiêu nhỏ, kế hoạch nhỏ. Ví dụ như, một ngày phải đảm bảo dành ra ba tiếng tĩnh tâm học Pháp, một tiếng luyện công, không đạt tiêu chuẩn cần kịp thời sửa chữa. Lúc nghĩ đến việc lên mạng, cần tự hỏi chính mình, hôm nay học Pháp chưa? Luyện công chưa? Chưa học Pháp chưa luyện công không thể nghỉ ngơi, tiêu khiển. Ví dụ khi nảy sinh tâm oán hận, có thể học nhiều Pháp lý liên quan, tìm đọc thêm các bài chia sẻ, kiên trì thanh trừ tâm oán hận mỗi ngày, cho đến khi triệt để thanh trừ. Lúc làm không tốt cần kịp thời chính lại, không thể nuông chiều nhân nhượng theo nó. Nếu như mỗi quan đều nghiêm túc đối đãi, mỗi ngày đều nghiêm khắc yêu cầu, hình thành thói quen tinh tấn, thì sẽ không lơ là nữa.

Sau cùng, chúng ta phải để chủ ý thức học Pháp. Tất cả đồng tu đều nói, tôi hàng ngày học Pháp, tôi có thể học thuộc lòng rồi. Vậy thử hỏi chính mình xem nguyên nhân của luyện công không tăng công là gì? Bị hủy đến đáy bởi vì chuyện gì? Điều kiện tiên quyết của chủ ý thức đắc công? Sư phụ đã dạy rồi, chúng ta đã học rồi, không có nghĩa là chúng ta đã hiểu, nhập tâm, nắm vững. Sau khi học Pháp, cũng không rõ Pháp lý, kỳ thực chính là chủ ý thức không thanh tỉnh. Nếu như chủ ý thức rất thanh tỉnh, vậy chủ ý thức sẽ nhớ lấy, hiểu rõ, liễu giải Pháp lý của Sư phụ, cũng tự nhiên có thể quy chính tư tưởng và hành vi. Học Pháp xong, khép sách lại, xem lại chính mình, cái này cũng yêu cầu chủ ý thức bản thân thanh tỉnh. Có vị thường phạm sắc giới, bán hàng đa cấp, đã mê trong đó rồi, cũng có thể là chủ ý thức của họ chưa hiểu rõ Pháp, luôn mang tâm người thường, rớt xuống cũng là chuyện sớm muộn mà thôi.

Kết luận

Trên con đường thành Phật, những ai có thể kiên trì đến cùng càng ngày càng ít. Nghiệp bệnh không qua được mà ra đi, vì tình mà từ bỏ Phật, vì kiếm tiền mà bỏ bê tu luyện, vì an nhàn mà lười biếng, sợ chịu khổ mà không tu, trong áp lực mà thoả hiệp, do kiêu ngạo mà tự tâm sinh ma. Từng nhóm từng nhóm người trong sóng lớn mà bị đào thải bị loại bỏ, mà chính bản thân luôn không tự biết.

Con người trước khi tu thành, lúc nào cũng có thể bỏ dở giữa chừng, tự tâm sinh ma, đã hủy là hủy đến đáy, cũng có thể trở thành kẻ xấu báng Phật hủy Pháp, còn có thể trở thành kẻ bại hoại phá hoại đạo đức.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”: “không được buông lơi”. Có thể thấy Sư phụ kỳ vọng chúng ta không quên tu luyện như thuở ban đầu, một mạch tinh tấn.

Sư phụ giảng:

“Con người tu lên được khó đấy, nhưng rớt xuống lại quá dễ, mỗi quan mà không vượt qua, hoặc chấp trước người thường quá mạnh không buông bỏ được thì có thể sang phía phản diện, những bài học giáo huấn trong lịch sử quá nhiều rồi, khi rớt xuống thì mới biết hối hận, nhưng đã muộn mất rồi.” (Không thể trộm Đại PhápTinh Tấn Yếu Chỉ).

Khi tiếng nhạc phát ra tại điểm luyện công, khi mọi người luyện công tập thể, khi lúc chúng sinh mê muội không tỉnh, chúng ta đang làm gì? Chỉ có khởi tâm động niệm, nhất ngôn nhất hành, nghiêm khắc yêu cầu bản thân đạt tới tiêu chuẩn của Pháp, mới có thể đi trên chính lộ, không lạc lối, không chệch đường.

Hiện tại vẫn còn thời gian tu luyện, chính là vẫn còn cơ hội bù đắp, vẫn còn cơ hội hối cải, vẫn còn cơ hội tinh tấn. Để chúng ta cùng nhau trân quý cơ duyên vạn cổ, triệt để thanh trừ tâm an dật, tâm giải đãi, đặt việc tu luyện Đại Pháp ở vị trí ưu tiên hàng đầu, thanh tỉnh cùng tinh tấn, xin hãy nhớ lời Sư phụ giảng:

“Tôi hy vọng là không một học viên nào rớt xuống; tuy nhiên tôi cũng nhất quyết không muốn những đệ tử chưa đủ [phẩm] cách.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2).


Link gốc: https://vn.minghui.org/news/80946-an-dat-se-dan-den-huy-diet.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/10/安逸与毁灭-347404.html

Đăng ngày 14-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Lên đầu trang
Cật nhật thêm Link sách Đại Pháp cho chúng sinh muốn học công
This is default text for notification bar